50% bệnh nhân mắc căn bệnh này chỉ sống được 5 năm, Việt Nam có rất nhiều người mang bệnh

Con số khủng khiếp từ tăng huyết áp

Theo thống kê hiện có 26 triệu người trên thế giới đang sống chung với suy tim. Tại Việt Nam tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim.

Điều các chuyên gia tim mạch lo lắng nhất đó là gánh nặng suy tim từ bệnh lý tăng huyết áp.

Tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp, tỷ lệ suy tim tăng dần theo lứa tuổi tỷ lệ trung bình gấp khoảng 2,3%. Trong người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường tầm 4,7%, Tăng huyết áp tầm 23% tỷ lệ này tăng trong vòng 10 năm tới tuổi thọ phát triển sẽ tăng và theo đó tỷ lệ suy tim tăng vọt lên.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, bệnh tim mạch chuyển hóa nói riêng và bệnh tăng huyết áp tim mạch liên quan đến chuyển hóa đang gia tăng.

50% bệnh nhân mắc căn bệnh này chỉ sống được 5 năm, Việt Nam có rất nhiều người mang bệnh - Ảnh 1.

GS Tuấn chia sẻ, theo thống kê năm 2002 chỉ có 2,7 % bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 đến năm 2012 lên đến 5,4%, ước lượng được Hội tim mạch và Hội đái tháo đường đưa ra.

Tuy nhiên, tăng huyết áp tăng hơn nhiều, hiện nay Việt Nam có tối thiểu là 30% người trưởng thành tăng huyết áp. Thực tế, cứ 3 người thì có 1 người tăng huyết áp nhưng theo GS Tuấn, con số này đã cũ.

Năm 2017, Hội tim mạch Hoa Kỳ ra khuyến cáo mới nếu huyết áp 140/90 thì được chẩn đoán là tăng huyết áp, hiện nay có số này là 130/80.

Ở Hoa Kỳ hơn 30% người trưởng thành 20 tuổi trở lên tăng huyết áp với mức là 140/90mm, nhưng nếu mức mới là 130/80 thì Hoa Kỳ có 46% người trưởng thành tăng huyết, như vậy thay đổi mức của tăng huyết áp làm tăng 144% số người mắc. Tỷ lệ tương tự Việt Nam chúng ta có 45% người trưởng thành tăng huyết áp.

GS Tuấn chia sẻ, đây là một con số khủng khiếp. Tất cả những con số trên đều có yếu tố nguy cơ quan trọng gây suy tim giai đoạn cuối và bệnh tim mạch chuyển hóa. Suy tim do tăng huyết áp là quá trình diễn ra thầm lặng trong khoảng thời gian rất dài.

Huyết áp tăng cao khiến tim làm việc nhiều hơn mức bình thường, khiến các sợi cơ tim dày lên theo thời gian, làm thay đổi cấu trúc của các buồng tim.

50% bệnh nhân mắc căn bệnh này chỉ sống được 5 năm, Việt Nam có rất nhiều người mang bệnh - Ảnh 2.

Bệnh nhân suy tim nguy cơ tử vong cao hơn cả ung thư

Cấu trúc tim thay đổi cộng với sự dày lên của thành mạch máu là hệ quả của bệnh tăng huyết áp sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và tăng khả năng tích tụ cholesterol tại động mạch vành. Từ đó, chức năng tim và hệ thống dẫn truyền của tim gặp phải hàng loạt rối loạn gây ra: những cơn đau tim thường xuyên, nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết

Bệnh còn bị coi thường

Theo các bác sĩ, nhiều năm nay các thuốc dùng để điều trị bệnh nhân suy tim là ức chế bê ta, ức chế men chuyển/kháng thụ thể, nitrate, digoxin và lợi tiểu. Tuy nhiên bệnh nhân suy tim vẫn tử vong đến 50% sau 5 năm, cao hơn cả ung thư.

Năm 2016 và 2017, một thuốc điều trị mới được Hiệp Hội Tim mạch Châu u và Hiệp Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo cho sử dụng, nhằm làm giảm thêm đến 20% tử vong và nhập viện

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch VN – Tổng thư ký Hội Tim mạch học VN cho biết, suy tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim – tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh).

Ở nước ta, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số.

Nếu như ở các nước khác, suy tim là hậu quả cuối cùng của một loạt bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh nhân thường kèm theo bệnh phức tạp khác như COPD, thì ở Việt Nam lại có thêm một đặc điểm nữa là có các bệnh lý lây nhiễm, bệnh van tim do thấp...

Trong khi đó, theo PGS Hùng thì 50% bệnh nhân suy tim tử vong trong vòng 5 năm, cao hơn cả ung thư nhưng người dân thì lại sợ ung thư hơn bệnh tim mạch và coi thường sức khoẻ tim mạch.

Thực tế, bệnh nhân suy tim nhập viện khá muộn, chỉ khi khó thở tưởng như không thở được họ mới chịu đi khám.

Vị chuyên gia đầu ngành tim mạch này cũng chỉ rõ, việc điều trị suy tim cần phải đạt 2 mục tiêu rất quan trọng đó là tăng thời gian sống và tăng chất lượng cuộc sống sau điều trị suy tim; thứ 2 là việc quản lý bệnh nhân suy tim một cách tổng thể.